Nguồn nguyên liệu chính của tinh dầu tỏi Lâm Anh
Đặc trưng của hành tỏi Kinh Môn
Không biết từ bao giờ, cây hành, cây tỏi đã được trồng ở huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Nhưng hành tỏi Kinh Môn được người dân để ý và chú trọng cách đây khoảng 25 năm.
Do nhu cầu của kinh tế thị trường về cây gia vị, nên nhiều địa phương đã khai thác diện tích nông nghiệp nơi mình để chạy đua trồng cây gia vị hành, tỏi. Nhằm cung cấp cho thị trường trong nước. Nhưng không phải địa phương nào cũng có thể trồng được loại cây gia vị này.
Ở huyện Kinh Môn do thuộc địa hình bán sơn địa, bao quanh bởi con sông Kinh Thầy, nên từ ngàn xưa đất nơi đây đã được bồi đắp một lượng phù xa lớn hàng năm, cộng với địa hình bán sơn địa qua hàng ngàn năm có sự sói mòn từ các đồi núi, tạo ra loại đất nông nghiệp pha cát, rất tơi xốp.
Hành tỏi được trồng ở Kinh Môn rất hợp thổ nhưỡng, cây to, củ chắc, mẩy. Khi ăn thì hương vị rất thơm, ngon. Nếu bạn có dịp đi qua khu vực Lai Khê, nơi đây tập kết rất nhiều nhà buôn hành tỏi Kinh Môn, họ hay phi hành tỏi để tạo ra sự thu hút.
Gần bữa mà đi qua khu vực nay, ngửi thấy mùi hành phi của Kinh Môn thì không thể chịu được. Chỉ mấy củ hành phi thôi mà thơm nức cả xóm.
Mình cũng là người Kinh Môn, tuổi thơ của mình cũng gắn liền với mảnh đất này. Bao nhiêu kỷ niệm hồi nhỏ còn mãi. Hồi đó, mình hay đi chăn trâu trên núi, lúc đó làm gì có đồng hồ đâu. Nên cứ chăn trâu đến khi nào mà thấy mọi nhà nổi khói và ngửi thấy mùi hành phi là biết ngay đến giờ trưa rùi. Lúc đó có thể cho trâu về nhà, để ăn cơm. Trong tiềm thức mình vẫn lưu giữ những điều đó, nó rất nông thôn, bình dị, đã đi sâu vào trong trái tim mình.
Hành tỏi Kinh Môn là cây trồng chủ lực của huyện
Nói thêm về tuổi thơ, và ký ức mình chút nữa. Mình nhớ hồi bé, không biết ở vùng khác như nào, nhưng ở khu vực mình ở, cuộc sống khó khăn lắm. nhà nào cũng đói, cơm ăn không đủ no. Một nồi cơm thì phải trộn tới nửa nồi sắn khô. Bởi vì khu mình có núi nên có thể khai khẩn, trồng thêm sắn, để làm món ăn độn thêm trong từng bữa cơm. Thực sự là chỉ no cái bụng, chứ về dinh dưỡng thì có được bao nhiêu đâu. Nhiều gia đình đông con, thì bữa cơm còn khó khăn hơn nhiều, cuộc sống cơ cực lắm.
Từ năm 1992, sau khi đổi ruộng thì người dân đã ý thức được việc phát triển kinh tế gia đình dựa trên nông nghiệp. Ở Kinh Môn do xung quanh là sông nước nên đi đâu cũng phải qua đò, rất bất tiện trong việc giao thương. Vì vậy người dân phần lớn gắn bó với cây nông nghiệp địa phương. Hồi đó ít người ra ngoài làm nhà máy, xí nghiệp nắm. Chính vì vậy mà người dân rất cần cù, siêng năng làm lụng. Khi kinh tế thị trường phát triển, nhu cầu về cây gia vị tăng lên, thị trường ngoài việc yêu cầu về số lượng thì cũng khắt khe hơn về mặt chất lượng. Nhiều địa phương cũng trồng loại cây gia vị này, nhưng nhìn chung thì chất lượng so với hành tỏi Kinh Môn còn kém xa. Xác định được thế mạnh của mình, ban lãnh đạo huyện cũng có nhiều chính sách để giúp người dân có thể phát triển mạnh cây kinh tế chủ lực này.
Cụ thể là chính sách dồn ô đổi thửa, mình nghĩ là rất tốt cho bà con nông dân. Từ việc mỗi gia đình có các thửa ruộng nhỏ nằm dải rác, giờ được quy hoạch lại vào một khu vực, tạo ra khuôn đất rộng, người nông dân chủ động trong việc trồng trọt, chăm sóc, cũng như trông nom, rất tiện lợi.
Trước kia thì hành tỏi được trồng xen canh với cây lúa. Cây hành tỏi hợp với khí hậu mùa đông, nên đa phần đất nông nghiệp vào vụ đông được tận dụng trồng hết, chứ không còn ai để đất ải như ngày xưa nữa. Rất nhiều gia đình đã nhìn thấy cơ hội phát triển kinh tế từ cây hành tỏi, giá trị kinh tế của cây hành tỏi cao hơn trồng lúa nhiều. Nhưng việc chăm sóc lại yêu cầu khó hơn trồng lúa. Nên người dân qua nhiều năm cũng ngày càng đúc rút được thêm nhiều kinh nghiệm trồng và chăn sóc, đồng thời ban lãnh đạo huyện và phòng nông nghiệp huyện cũng đã rất sát sao kết hợp với bà con nông dân trong mỗi vụ mùa.
Kinh đô hành tỏi – niềm tự hào người dân Kinh Môn
Cho tới ngày nay thì phải nói Kinh Môn giống như một kinh đô của hành tỏi, vào đúng vụ đông mà các bạn về nơi đây thăm quan thì không khỏi bị choáng ngợp trước diện tích rộng lớn trồng hành nơi đây, phải nói là “ thẳng cánh cò bay” nhà nào cũng vuôn nuống trồng hành. Cây hành xanh hết cả một cánh đồng. Một cảm giác về sức sống mạnh mẽ nơi đây, nông nghiệp được hồi sinh, kinh tế người dân nhờ có cây hành tỏi mà được cải thiện rất nhiều
Hiện tại cả huyện có khoảng 5.700 héc ta đất trồng hành, sản lượng đạt 68.000 tấn/năm; hơn 240 héc ta trồng tỏi, đạt sản lượng trên 1.900 tấn/năm